Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Tiểu sử của danh hài Hoài Linh

Hoài Linh - một danh hài gạo cội, nổi tiếng cả trong nước lẫn hải ngoại. Trong suốt thời gian hoạt động nghệ thuật anh được xem là người đa tài và có đóng góp lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Vậy, anh là con người như thế nào?

Hoài Linh nhập tâm diễn xuất


Tiểu sử Hoài Linh

Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Anh sinh ra trong một gia đình có tất cả sáu người con (ba trai, ba gái), anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình. 

Cha mẹ anh quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó cha anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, từng bị tù cải tạo 6 năm tại Biên Hòa. Mãi đến năm 1982 mới được thả về. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Lệ Phương từng điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh.

Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 sau đó theo gia đình di tản vào Dầu Giây. Năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu. Năm 1992 vào Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối năm 1993 sang Hoa Kỳ.

Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu cho đến năm 1994 lại quay về với đoàn múa.

Sự nghiệp của Hoài Linh

Trong thời gian làm việc trong đoàn múa Ponaga, Hoài Linh đã lưu diễn khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam.

Anh học bộ môn múa từ Vũ sư Đặng Hùng trong khi về dân ca thì anh tự học. Năm 1991, anh tham dự cuộc thi Những giọng hát hay tại Nha Trang và được giải thưởng. Tại Nha Trang, anh gặp Thanh Lộc mời anh phối hợp để làm một cặp hài diễn chung trong chương trình của đoàn. Hoài Linh vui vẻ nhận lời, hai người đã diễn thử và có kết quả tốt. Rồi từ đó anh chính thức bước vào lĩnh vực hài kịch. Lần diễn đầu tiên tại Diên Khánh với màn Tô Ánh Nguyệt tân thời với Thanh Lộc.

Anh còn có một năng khiếu khác là nói được nhiều tiếng địa phương của nhiều vùng miền của Việt Nam tuy nhiên thường ngày anh vẫn nói giọng Quảng Nam với gia đình.

Hoài Linh - Việt Hương trên ngôi vị giám khảo


Ngoài múa, hát dân ca, diễn hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc. Nói tóm lại anh là con người rất đa tài. Khi định cư tại Mỹ anh đã được mời điều khiển chương trình một tiệc cưới tại nhà hàng Sài Gòn, sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại đây cũng như được mời đi show nhiều nơi.

Vào khoảng tháng 10/ 1994 anh mới dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại đây, anh đã lên tấu hài bài Chuyện tình Karaoke và một bài tân nhạc và diễn xuất của anh đã lọt vào mắt của nhà biên kịch Ngô Tấn Triển và đã có 1 khoảng thời gian dài sau này ông đã viết kịch bản cho anh biểu diễn. Tiếp đến anh đã được danh hài Vân Sơn mời hợp tác cùng.

Đến tháng 10/ 1994, cặp Vân Sơn - Hoài Linh chính thức diễn chung với nhau trong một chương trình văn nghệ cho một tổ chức ở Quận Cam. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Trung tâm Vân Sơn trong những sản phẩm video (từ video số 3) và audio, cũng như cùng nhau có mặt tại rất nhiều chương trình đại nhạc hội. 

Tới năm 1999, anh trở về Việt Nam hoạt động và tách ra khỏi trung tâmVân Sơn và thành lập những liveshow riêng của mình. Sau này Hoài Linh hợp tác với Trung tâm Thúy Nga và kết hợp với danh hài Chí Tài cho đến nay.

Sự nghiệp và danh tiếng của Hoài Linh ngày càng vang xa. Không chỉ diễn hài mà trong những năm gần đây an còn được mời vào ghế ngồi danh giá của ban giám khảo, huấn luyện viên của nhiều chương trình, show truyền hình trực tiếp, đưa ra những bình luận sắc sảo, mang tính nhân văn cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét